Giấy Tái Chế – Các bước quan trọng trong việc tái chế giấy
Giấy Tái Chế được xem là nguồn nguyên liệu quan trọng, mang lại hiệu suất cao nhất trong việc tái chế thành giấy sau khi sử dụng, tuy nhiên người ta sử dụng nhiều nguồn giấy khác nhau để tái chế thành các sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào chủng loại giấy thu gom.
Hiệu suất của việc tái chế giấy phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu đầu vào hay nói đúng là nguồn giấy thu gom dùng để tái chế. Do đó việc phân loại giấy đóng một vai trò quan trọng đầu tiên trong quá trình tái chế giấy. Hiện nay, do thói quan sử dụng sản phẩm giấy tại Việt Nam nên gây ra nhiều khó khăn trong việc phân loại giấy:
1/ Hiện nay đa phần giấy được thu gom tại Việt nam là giấy thùng carton, giấy báo in đây là loại giấy đã được tái chế sử dụng lại nhiều lần, nên độ sơ giấy kém, không mang lại nhiều giá trị kinh tế, các loại giấy báo thông thường sử dụng quá nhiều mực in, làm tăng chi phí trong quá trình tái chế giấy, do vậy cả hai loại này mang lại giá trị không cao, tuy nhiên lại chiếm tỷ trọng rất lớn nguyên vật liệu tái chế.
2/ Loại giấy ấn phẩm quảng cáo. Đây được xem là nguồn nguyên liệu khá dồi dào cho việc tái chế giấy, tuy nhiên do thói quen sử dụng sản phẩm nên đa phần loại này đều được cán màng, việc sử dụng màng POPP đã làm cho phí và công đoạn tái chế gia tăng, đồng thời loại giấy couche, bristol thành phần bột giấy chiếm tỷ trọng rất cao, tỷ lệ sơ nguyên sinh trong giấy thấp làm giảm chất lượng sản phẩm sau khi tái chế.
3/ Giấy Tái Chế, hay gọi là giấy kraft, giấy có thành phần sơ giấy chiếm tỷ trọng cao. đây là nguồn nguyên liệu quan trọng và chất lượng cao nhất để tái chế giấy. Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, , , loại giấy này chiếm tỷ lệ tái chế rất cao trong nguồn nguyên vật liệu với lý do họ ý thức được việc sử dụng sản phẩm bao bì một mặt để bảo vệ môi trường, họ sử dụng các loại túi giấy môi trường, các loại túi giấy kraft, sử dụng in ấn và mực in chiếm tỷ trọng ít trên bề mặt, một mặt để làm nguồn nguyên liệu tốt cho việc tái chế vòng đời sản phẩm lần 2, lần 3, , , điều này đã được giáo dục cộng đồng.
4/ Giấy sao khi được phân loại sẽ được mang đến bồn chứa ngâm và xử lý hóa chất. Đây được xem là công đoạn khó khăn và sử dụng nhiều hóa chất và dễ gây ra ô nhiễm môi trường nếu sử lý chất thải của quá trình này không tốt. Do vậy thành phẩn của giấy càng phước tạp, tạp chất càng nhiều thì công đoạn này càng khó khăn. Việc ngâm trong hóa chất sẽ làm cho giấy được phân rã thành bột giấy, sơ giấy và nhiều tạp chất khác. Bột giấy được lắng đọng lại và tiếp tục được tẩy sạch mọi tạp chất.
5/ Tẩy mực: Có khi bột phải trải qua một quá trình “giặt giũ” có tên là tẩy mực để loại bỏ chất mực in và “băng dính” (gồm các loại keo .dán và băng keo).Người làm giấy thường kết hợp hai quá trình tẩy mực. Những phần tử mực in nhỏ sẽ được xả bỏ đi theo nước trong quá trình có tên là xả nước. Những phần tử lớn hơn và băng dính các loại sẽ được đưa đi cùng các bong bong khí trong một quá trình có tên là tuyển nổi. Trong quá trình tẩy mực tuyển nổi, bột được trữ trong những bồn lớn gọi là bộ tuyển nổi, ở đó không khí và những hóa chất giống như xà bông gọi là chất hoạt động bề mặt được sục vào trong bột. Chất hoạt động bề mặt sẽ tách mực in và băng dính ra khỏi bột, đẩy chúng lên bề mặt hỗn hợp nhờ các bọt khí. Những bong bong khí chứa mực in tạo thành lớp bọt hay lớp tăm sủi bên trên và sẽ được loại đi, để lại một lượng bột “sạch sẽ” bên dưới.
6/ Nghiền, tẩy màu và làm trắng: Trong quá trình nghiền, bột sẽ được nhồi đập để làm cho xơ sợi được bong lên, trở nên lý tưởng cho việc xeo giấy. Nếu trong bột có nhiều bó xơ sợi lớn, quá trình nghiền sẽ phân tách chúng cho tơi và tách biệt nhau. Nếu trong giấy loại có màu thì hóa chất tẩytái chế giấy màu sẽ giúp loại bỏ chúng. Sau đó, nếu cần sản xuất giấy trắng thì bột sẽ phải được tẩy trắng với hydrogen peroxide, chlorine dioxide hay oxygen để trở nên trắng và sáng hơn. Việc sản xuất giấy màu nâu để dùng trong công nghiệp (như giấy cactông làm thùng, hộp) thì không cần có công đọan tẩy trắng này.
7/ Xeo giấy – Quan trọng trong tái chế giấy
Đến đây thì ta đã có được loại bột sẵn sàng cho quá trình xeo giấy.tái chế giấy Loại xớ sợi đã qua tái chế có thể được sử dụng riêng mình nó, hoặc được trộn chung với những xơ sợi từ gỗ (gọi là xơ sợi nguyên sinh) để tăng độ mịn họăc độ bền chắc.
Bột được đem trộn với nước và hóa chất để đạt tới hỗn hợp 99,5% nước. Hỗn hợp bột-nước này đi vào một thùng kim loại thật lớn được đặt ở vị trí bắt đầu của máy xeo giấy – gọi là thùng đầu; rồi sẽ được phun liên tục lên một giàn lưới chuyển động rất nhanh qua máy xeo.
Trên giàn lưới đó, nước sẽ bắt đầu thóat ra khỏi bột, và các xơ sợi tái chế sẽ mau chóng quánh lại, tạo thành một tờ giấy ướt sũng nước. Tờ giấy này sẽ di chuyển thật nhanh qua một loạt những trục ép có bọc bạt (hay còn gọi là chăn/mền) giúp vắt nước ra được nhiều hơn.
tái chế giấyTờ giấy ướt khi nãy – bây giờ trông đã giống tờ giấy bình thường hơn – sẽ được cho qua một lọat những trục lăn bằng kim loại đã được sấy nóng để làm tờ giấy khô đi. Nếu muốn tráng phủ gì đó lên giấy thì hỗn hợp tráng phủ sẽ được đưa vào cuối chu trình, hoặc trong một quy trình khác sau khi giấy đã được xeo (được làm) xong. Việc tráng phủ là nhằm mục đích để cho tờ giấy có bề mặt bóng mịn, dễ in. Sau cùng, tờ giấy thành phẩm sẽ được cuộn vào một trục lăn thật lớn và rời khỏi máy xeo. Trục cuốn này có thể rộng tới 9-10 m và nặng gần 20 tấn! Cuộn giấy thành phẩm có thể được cắt ra thành những cuộn nhỏ hơn hoặc thành nhiều tờ, để chở tới những nhà máy mà ở đó chúng sẽ được in ấn, hoặc được gia công thành các sản phẩm như phong bì, túi giấy hay thùng hộp…
8/ Có phải toàn bộ giấy thu hồi đều tái chế giấy được?
tái chế giấyQuá trình tái chế thực sự chỉ sử dụng được nhiều nhất là 80% lượng giấy thu hồi được, còn 20% kia thì không! Rất nhiều thứ chứa trong các bành giấy thu hồi lại không phải là giấy. Những thứ rác thải như dây nhợ, kim kẹp, đinh ghim và nhựa…đều phải bị loại ra trong khi đánh bột, làm sạch và sàng; và rốt cuộc chúng cũng phải được chở tới các bãi chôn lấp giống như rác thải ra từ các hộ gia đình.
Giấy tái chế thường chứa những xơ sợi vốn dĩ đã trở nên quá nhỏ để được tái chế thành giấy. Thứ giấy tái chế mà chúng ta đang sử dụng có thể có chứa những xơ sợi đã được tái chế một, hai, thậm chí nhiều lần rồi! Xơ sợi nguyên sinh từ gỗ chỉ có thể tái chế được từ 5- 7 lần, bởi vì chúng sẽ trở nên quá ngắn và giòn để làm thành tờ giấy mới.
Giấy tái chế còn chứa nhiều thành phần khác không phải là xơ sợi để làm giấy. Hãy cầm một tờ tạp chí lên mà xem: những trang giấy in chứa rất nhiều mực. Và nếu tờ giấy có vẻ sáng bóng thì chắc chắn nó đã được tráng phủ với đất sét hay những vật liệu khác. Trong quyển tạp chí còn có thể chứa những loại keo dính nào đó để ghép các trang vào với nhau. Như vậy trong tờ giấy thu hồi có chứa nào là mực in, chất tráng phủ, và keo dính v.v…cần phải loại bỏ trước khi tái chế.
Để lại một bình luận